Bệnh Wilson là bệnh rối loạn trao đổi đồng gây lắng đọng quá mức đồng trong gan, não, và các mô khác. Nguyên nhân chính của bệnh là do hấp thu quá mức đồng ở ruột non và giảm bài tiết đồng ở gan. Bệnh wilson là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường.
Bệnh Wilson ban đầu thường xuất hiện với biểu hiện gan trong vòng 10 năm từ lúc sinh hơn là những biểu hiện do ảnh hưởng ở não bộ, và xảy ra ở nhũng bệnh nhân khoảng 20 đến 30 tuổi. Muốn chẩn đoán bệnh cần dựa vào ceruloplasmin(protein dự trữ đồng) trong huyết thanh, đồng trong nước tiểu, vòng Kayser-Fleischer, lượng đồng trong gan khi sinh thiết.
Bệnh wilson là bệnh hiếm gặp, bệnh có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mặc dù bệnh nhân từ thời niên thiếu đã có biểu hiện bệnh nhưng trong thực tế do chưa có hiểu biết về bệnh nên bệnh không đươc chẩn đoán cho đến khi bênh nhân trưởng thành.
Bệnh Wilson được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn I – Giai đoạn đầu của sự tích lũy đồng trong gan
- Giai đoạn II – Tái phân phối cấp tính đồng trong gan và phóng thích vào hệ tuần hoàn
- Giai đoạn III – Sự tích tụ mãn tính đồng trong não và các mô khác ngoài gan, bệnh lý tiến triển và cuối cùng gây tử vong
- Giai đoạn IV – Sự cân bằng của đồng với điều trị bằng tác nhân chelate mãn tính
Nguyên nhân gây bệnh wilson:
Bình thường ước tính tổng số đồng trong cơ thể khoảng 50-100 mg. Đồng là một thành phần quan trọng của các enzym chuyển hóa, kể cả lysyl oxidase, cytochrome c oxidase, superoxide dismutase, và dopamine beta-hydroxylase. Đồng được ruột hấp thu và vận chuyển đi vào tế bào gan nguyên vẹn trong bệnh Wilson.
Sau khi đồng đến các tế bào gan, nó được kết hợp với đồng có chứa các enzym, kể cả ceruloplasmin. Đồng dư thừa có thể được trả lại không độc hại bằng cách hình thành phức hợp với apo-metallothionein để sản xuất đồng metallothionein, hoặc nó có thể được bài tiết vào trong đường mật.
Trong bệnh Wilson, các quá trình kết hợp đồng vào ceruloplasmin và bài tiết đồng dư thừa vào mật sẽ kém đi, lượng đồng dư thừa sẽ thúc đẩy sự hình thành các gốc tự do trong quá trình oxy hóa các chất béo và protein. Những bất thường trong giai đoạn sớm nhất của tổn thương tế bào gan, liên quan đến lưới nội sinh chất, ti thể, peroxisome và nhân. Ban đầu,đồng tích tụ trong gan tăng lên sẽ ảnh hưởng đến tế bào gan. Đồng dư thừa sẽ được đưa ra tuần hoàn đi đén các cơ quan khác trong cơ thể.
Bệnh wilson liên quan đến di truyền, đây là bệnh di truyền lăn trên nhiễm sắc thể thường. Hầu hết các bệnh nhân mang đột biến khác nhau trên mỗi 2 nhiễm sắc thể của họ. Hơn 40 đột biến khác nhau đã được xác định, phổ biến nhất trong số đó là đột biến histidine thành glutamine (H1069Q).
Dấu hiệu đặc trưng nhất của kết quả bệnh Wilson là sự tích tụ đồng trong mắt. Vòng tròn xanh này được gọi là vòng KayserFleischer.
Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh của Wilson là 10-30 triệu trường hợp, và tỉ lệ người mang dị hợp tử là 1%, với tần số đột biến di truyền khác nhau từ 0.3-0.7%. Tại Nhật Bản,tỉ lệ này là 1/30.000, so với tỉ lệ 1/100.00tại Úc. Tần số tăng ở một số nước có quan hệ huyết thống cao. Bệnh Wilson xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn là ở nam giới.
Tuổi – liên quan đến biểu hiện bệnh
Một nghiên cứu ở Đức cho thấy bệnh nhân bị bệnh Wilson xuất hiện các triệu chứngở gantrong độ tuổi sớm hơn 15 tuổi trong khi đó các triệu chứng thần kinh thường xuất hiện sau 20.8 tuổi.
Thomas và các đồng nghiệp đã xem xét các đột biến ở gen ATP7B, và họ phát hiện thấy một khoảng rộng độ tuổi khởi phát của bệnh Wilson, có lẽ rộng hơn so với điển hình trước đây. Đột biến hoàn toàn phá vỡ các gen có thể dẫn đến bệnh gan trong thời thơ ấu, trong một thời gian thì bệnh Wilson không được nghĩ tới trong chẩn đoán phân biệt.
Nói chung, giới hạn tuổi trên trong bệnh wilson là 40 năm và giới hạn độ tuổi thấp hơn là 5 năm, mặc dù chứng rối loạn này đã được phát hiện ở trẻ em dưới 3 năm và ở người lớn trên 70 tuổi.
Các biến chứng của bệnh wilson
Các biến chứng nặng ở bệnh nhân mắc bệnh Wilson nếu không được điều trị là suy gan và một bệnh mãn tính, sau đó đến xơ gan, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, u mạch, lách to, báng bụng. Chảy máu từ tĩnh mạch, bệnh não gan, hội chứng gan thận, và rối loạn đông máu. Bệnh nhân thường tử vong ở 30 tuổi nếu không được ghép gan.
Bệnh wilson có thể điều trị bằng phương pháp ghép gan. Kết quả điều trị sau khi ghép gan là tương đối tốt. Trong một nghiên cứu 55 bệnh nhân bệnh Wilson sau ghép gan, tỷ lệ sống 1 năm là 79% và tỷ lệ sống sót 3 tháng-20 năm là 72 %.
Nguồn: emedicine
One Comment
Tuyen Nguyen
Bệnh này đáng sợ thiệt