Dị tật bẩm sinh không những gây ra nhiều thiệt thòi cho trẻ về sức khỏe cả thể chất và tinh thần mà còn là nỗi lo của cả gia đình và của toàn xã hội. Nhiều dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, không có hậu môn, đầu to, thừa chi, thiếu chi,… có thể được phát hiện từ sớm và có hướng điều trị kịp thời nếu bạn hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.
Khi mắc bệnh, thai phụ cần đến bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc. (Hình ảnh một em bé bị dị tật do người mẹ dùng thuốc chống nôn ói thai kỳ: Thalidomide)
Điều trị dị tật bẩm sinh ở trẻ
Nhiều dị tật bẩm sinh có thể điều trị được nếu kịp thời phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt và hiệu quả điều trị càng cao. Người ta có thể sử dụng các phương pháp như:
– Phẫu thuật chỉnh hình cho các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch..
– Phát hiện các bất thường ở người mẹ khi mang thai có thể điều trị thay thế bằng các nội tiết tố như trong bệnh suy giáp, bệnh tăng sản thượng bẩm sinh
– Điều trị các biến chứng của dị tật bẩm sinh
– Phục hồi chức năng cho các di tật bẩm sinh về rối loạn vận động, thiểu năng trí tuệ.
Phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ
Di tật bẩm sinh là hoàn toàn có thể dự phòng được nếu bạn hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây dị tật cho trẻ. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để phòng ngừa các dị tật bẩm sinh cho bé yêu của minh:
– Tuổi của bà mẹ khi mang thai là một yếu tố quan trọng trong phòng tránh các dị tật bẩm sinh cho trẻ. Người mẹ trên 35 tuổi hoặc bố tự 50 tuổi trở lên, hoặc người mẹ quá trẻ dưới 18 tuổi khi mang thai đều có nguy cơ rất cao gây dị tật cho thai nhi.
– Để tránh những rủi ro, cả chồng và vợ nên chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi quyết định mang thai.
– Các bà mẹ trước khi có thai cần đi khám và điều trị dứt điểm các bệnh mạn tính. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cần hết sức giữ gìn sức khỏe tránh để mắc các bệnh do virus gây ra như cảm cúm, sốt virus…
– Trong thời gian mang thai người mẹ cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại như tia xạ, hay nguồn nước bị nhiễm khuẩn, thủy ngân, hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu…
– Sử dụng thuốc trong quá trình mang thai cũng cần hạn chế tới mức tồi đa đặc biệt là các thuốc có hại cho thai nhi như thuôc chống co giật, thuôc kháng giáp, thuôc trị ung thư, một số thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc giảm đau và nếu có bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc đó thì cần dùng theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Có nhiều thai phụ khi bị cảm hay tiêu chảy thường mua thuốc uống, gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.
– Siêu âm thai định kỳ để có thể phát hiện kịp thời các dị tật bẩm sinh nếu có để có các biện pháp can thiệp.
– Một điều hết sức quan trọng nữa là yếu tố dinh dưỡng trong quá trình mang thai, người mẹ cần ăn uông đầy đủ dinh dưỡng, tránh uống rượu hay dùng các thuốc kích thích trong quá trình mang thai như thuốc lá, cà phê… Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tôt là đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ về sau này.
– Khi có thai, thai phụ nên thận trọng, không tiếp xúc với hóa chất, không được tự ý dùng thuốc, chủng ngừa một số bệnh như sởi, quai bị, viêm gan siêu vi B và điều trị các bệnh tiểu đường, lupus đỏ… nếu có. Thai phụ nên khám thai định kỳ. Khi mắc bệnh, thai phụ cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, không tự ý điều trị.
– Nếu gia đình có tiền căn, thai phụ nên đến trung tâm chẩn đoán tiền sản để siêu âm phát hiện dị tật.
– Cũng có nhiều phụ nữ do không chuẩn bị mang thai nên khi bị nghén nhưng không phát hiện, do nôn ói và khó ở đã đi chụp dạ dày, chụp hình phổi. Chính những tia xạ cũng làm tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
– Thai phụ nên chủ động có thai. Khi nghi ngờ có thai không nên can thiệp bằng thuốc, hóa chất, tia xạ hay chụp hình. Khi trễ kinh cần đi khám thai kỳ 3 tháng đầu.
– Ngoài ra, thai phụ cũng cần ăn uống kỹ lưỡng, sạch sẽ, không nên kiêng khem. Việc ăn uống tuy không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dị tật ở thai nhi nhưng cũng cần hạn chế những thức ăn có hóa chất, thuốc trừ sâu. Hạn chế dùng những thức ăn có khả năng gây tiêu chảy vì sau đó có thể thai phụ sẽ dùng thuốc không đúng cách gây ảnh hưởng thai.
– Ngay cả thụ tinh nhân tạo cũng có nguy cơ dị tật nhưng tỉ lệ giảm do bác sĩ lựa chọn noãn tốt và phôi tốt. Do kỹ thuật thụ tinh nhân tạo mới có ở Việt Nam nên đa số trường hợp điều trị hiếm muộn đã lớn tuổi. Chính lý do này sẽ làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là hội chứng Down.
– Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thụ tinh nhân tạo cũng là một biện pháp điều trị cho những cặp vợ chồng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Có những cặp vợ chồng không phải hiếm muộn nhưng cả 2 vợ chồng có những bất thường về nhiễm sắc thể, nhiều lần sinh con dị tật hay thai chết lưu cũng được áp dụng thụ tinh nhân tạo. Việc thụ tinh nhân tạo giúp bác sĩ chọn lọc tinh trùng và trứng tốt, làm giảm đáng kể tỉ lệ dị tật.
Nguồn: Y Dược 365 (BT)