Đoán bệnh qua đôi mắt là điều hoàn toàn khoa học. Các cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên qua các dấu hiệu chảy nước mắt, khô mắt, ngứa, đỏ mắt mắt,… ta có thể đoán biết được một số bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, u ác tính, tiểu đường,…
Chảy nước mắt, khô mắt hay mụn mắt… là các triệu chứng liên quan tới bệnh viêm mí mắt
Quan sát đôi mắt có thể giúp chúng ta đoán được một số bệnh mà không cần phải thông qua xét nghiệm hay tiểu phẫu nào khác.
– Mờ mắt, chảy nước mắt: Hội chứng thị lực máy tính
Sử dụng máy tính với tầm nhìn quá lâu sẽ bị mờ mắt, thậm chí chảy nước mắt sống và cảm giác khó chịu khác, đó là Hội chứng thị lực máy tính. Để giảm thiểu bạn cần tránh phản chiếu từ màn hình và tầm mắt. Màn hình phẳng LCD tốt hơn so với màn hình kiểu cũ.
Các chuyên gia khuyên bạn: bước thứ nhất trong hành trình bảo vệ mắt là hãy vận dụng nguyên tắc đơn giản 20-20-20. Cụ thể, sau khi dùng máy tính 20 phút, bạn phải nhìn ra xa khoảng 20 giây và nhìn tập trung tại môt điểm cố định cách xa 6m. Công cụ cài đặt một đồng hồ báo chuông trên mạng onlineclock.net sẽ giúp bạn tạo thói quen này. Cũng giống như bất kỳ một bài tập nào, việc luyện tập cho mắt này có tác dụng tốt nhất nếu bạn thực hiện đều đặn mỗi ngày.
– Ngứa, đỏ mắt: dị ứng mắt
Đỏ mắt có kèm theo ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi và các triệu chứng khác thì đó có thể là dị ứng mắt. Chất gây dị ứng bao gồm: phấn hoa, bụi hoặc lông động vật,… Như một cơ chế tự bảo vệ, mắt sẽ tiết ra histamine và các hóa chất tự nhiên khác để chống viêm mà không gây ra các tác dụng phụ nào cho mắt. Quá trình này có thể khiến các mạch máu bề mặt sung lên, đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Tốt nhất nên tránh xa các chất gây dị ứng và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ.
– Mụn lẹo trong mắt: Ung thư biểu mô tuyến bã
Nếu bạn có mụn lẹo xuất hiện bên trong và ngoài mí mắt (hordeolum) 3 tháng không biến mất hay xuất hiện ở cùng một nơi thì đó có thể là biểu hiện của ung thư biểu mô tuyến bã. Cần phải có thăm khám đầy đủ để có chẩn đoán sớm hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
– Điểm vàng ở mí mắt: Cholesterol cao
Điểm vàng hình thành trong mí mắt báo hiệu sự tích tụ chất béo và nồng độ cholesterol cao.
– Chảy nước mắt hoặc khô mắt: Viêm mí mắt
– Xuất hiện điểm mù trong tầm nhìn, lóa mắt hoặc các đường lượn sóng: Đau nửa đầu
Thay đổi lưu lượng máu não là nguyên nhân gây ra đau nửa đầu. Khi đang lái xe hay quan sát mà xuất hiện các triệu chứng trên thì ngay lập tức dừng lại để nghỉ ngơi. Các triệu chứng trên xuất hiện nhiều hơn 1 giờ thì nên đi khám bác sĩ. Nếu bị sốt kèm theo yếu cơ hoặc lời nói không rõ ràng bạn nên xem xét các nguy cơ đột quỵ và nhanh chóng tìm kiếm đến cơ sở y tế để được điều trị.
– Đột ngột thay đổi hình ảnh, tối mắt: Đột quỵ
Ngoài việc thay đổi hình ảnh, các triệu chứng đột quỵ bao gồm: các chi hoặc mặt (đặc biệt là ở một bên) tê liệt đột ngột, đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng, lời nói không rõ ràng hoặc đau đầu không chịu nổi thì đó là khuyến cáo ngay lập tức cần được gọi cấp cứu để được giúp đỡ, xử trí.
– Sợ ánh sáng và khô mắt: hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là một bệnh mạn tính có hệ thống tự miễn dịch ngoại tiết, thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi bị viêm khớp dạng thấp hay bệnh lupus. Các triệu chứng sợ ánh sáng, khô mắt và khô miệng thường xảy ra đồng thời. Đề nghị uống nhiều nước và tìm đến sự chăm sóc của cơ sở y tế ngay lập tức.
– Nốt ruồi ở lớp bên trong của mắt: Khối u ác tính
Ánh sáng mặt trời không chỉ có thể tàn phá làn da của bạn mà nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối ung thư bên trong nhãn cầu.
Theo bác sỹ nhãn khoa Sophie J. Bakri, Trung tâm y tế Mayo Rochester, Minnesota, “Khối ung thư có thể trông giống như các nốt ruồi bên trong lớp sắc tố võng mạc”. Việc phát hiện sớm khối u ác tính ở mắt là rất quan trọng vì chúng có thể nhanh chóng di căn đến các mô xung quanh.
– Phồng rộp bên trong mắt: Mắc bệnh CSR
Tình trạng bị phồng rộp bên trong nhãn cầu được gọi là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (CSR), đây là loại bệnh thường gây ra bởi sự căng thẳng quá độ về cảm xúc, tinh thần. Triệu chứng phổ biến nhất là bệnh nhân có thể bị mờ mắt hoặc nhìn thấy những đường sóng khi cố gắng tập trung vào một điểm bất kỳ. Trong nhiều trường hợp, bệnh CSR có thể được kiểm soát bằng cách giảm mức độ stress, hoặc có thể chữa trị bằng laser.
– Động mạch võng mạc có màu bạc hoặc đồng: Huyết áp cao
Hơn 20% bệnh nhân không biết bản thân bị mắc chứng huyết áp cao. Đây là chứng bệnh có thể được phát hiện sớm nếu chúng ta đến thăm khám bác sỹ nhãn khoa thường xuyên. Chúng ta có thể quan sát thấy dấu hiệu tăng huyết áp thông qua đôi mắt bởi vì khi bị tăng huyết áp các động mạch võng mạc sẽ chuyển thành màu bạc hoặc đồng. Nếu không được chữa trị, tình trạng này có thể khiến các mạch máu trong võng mạc và khắp cơ thể bị nghẽn, làm tăng nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ.
– Mạch máu võng mạc có kẽ hở: Tiểu đường
Đường huyết cao có thể làm tắc nghẽn hoặc gây tổn hại các mạch máu võng mạc theo thời gian, khiến chúng yếu dần đi. Bác sĩ nhãn khoa mắt thường có thể nhận ra các mạch máu hở bất thường này. Thực tế, bệnh nhân tiểu đường thường bị ảnh hưởng đến mắt, đặc biệt có thể dẫn đến mù lòa trong những trường hợp nghiêm trọng.
– Lông mày mỏng: Cường giáp hoặc suy giáp
Lông mày sẽ dần dần mỏng đi theo tuổi tác. Tuy nhiên lông mày mỏng đi 1/3 là triệu chứng một bệnh của tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp). Khi có các biểu hiện này, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp để có kết luận chính xác.
Cách chăm sóc đôi mắt:
– Rửa mắt một cách thường xuyên bằng nước lạnh là phương pháp tuyệt vời trong việc chăm sóc đôi mắt.
– Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin trong chế độ ăn hàng ngày.
– Uống nhiều nước mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt.
– Trong trường hợp bạn bị vòng thâm quầng dưới mắt, hãy đặt một lát dưa leo hoặc khoai tây lên vùng da bị ảnh hưởng để điều trị.
– Khi mắt bị căng thẳng, bạn hãy sử dụng nước mát để rửa. Biện pháp này sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái cho mắt ngay lập tức.
– Nhúng một miếng bông gòn vào ly nước sữa ấm rồi đặt nó lên mắt cũng có thể giúp làm dịu tình trạng mệt mỏi của mắt.
– Tạo thói quen luyện tập, giúp thư giãn các cơ ở mắt vào những khoảng thời gian cố định hàng ngày.
– Khi mắt bị đỏ, ngứa bạn có thể rửa chúng bằng dung dịch nước muối pha loãng.
– Trong trường hợp mắt có khuynh hướng bị sưng bụp, bạn hãy chợp mắt một lát, có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng một cách đáng kể.
– Bạn nên kiểm tra mắt theo định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
Nguồn: Y Dược 365 (TH)