Hội chứng Guillain – Barre là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh. Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh thường cảm thấy yếu và tê ở tứ chi, ở giai đoạn sau của hội chứng, người bệnh có thể bị tê liệt toàn bộ cơ thể.
Hội chứng Guillain – Barre nằm trong nhóm viêm đa dễ dây thần kinh
Nguyên nhân của hội chứng Guillain – Barre
Nguyên nhân chính xác của hội chứng Guillain – Barre hiện nay vẫn chưa xác định được đầy đủ, nhưng thường đi trước bởi một căn bệnh truyền nhiễm như một nhiễm trùng hô hấp hoặc dạ dày. Trong khoảng 60 phần trăm trường hợp, nhiễm trùng ảnh hưởng đến cả hai phổi hoặc đường tiêu hóa đi trước các rối loạn. Nhưng các nhà khoa học không biết tại sao nhưvậy có thể dẫn đến hội chứng Guillain – Barre cho một số người và không cho người khác. Nhiều trường hợp xuất hiện xảy ra mà không có bất kỳ gây nên.
Trong hội chứng Guillain – Barre, hệ thống miễn dịch thường chỉ tấn công vật ngoại lai và các sinh vật xâm nhập, bắt đầu tấn công các dây thần kinh truyền tín hiệu giữa cơ thể và bộ não. Cụ thể, bao gồm bảo vệ của dây thần kinh (bao myelin) bị hư hỏng và điều này cản trở quá trình truyền tín hiệu, gây suy yếu, tê cóng hoặc tê liệt.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Guillain – Barre
– Hội chứng Guillain – Barre có thể ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, nhưng có nguy cơ lớn hơn ở tuổi thanh niên, cao niên, ít gặp ở thiếu niên.
– Phổ biến nhất, nhiễm trùng với campylobacter, một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong thực phẩm chưa nấu chín, đặc biệt là gia cầm.
– Phẫu thuật.
– Nhiễm virus Epstein – Barr.
– Bị bệnh Hodgkin.
– Bị nhiễm virus HIV.
– Bị bệnh dại hoặc chủng ngừa cúm (hiếm khi gặp)
Triệu chứng của hội chứng Guillain – Barre
Thông thường bệnh biểu hiện bởi cảm giác tê bì, kiến bò ở ngọn chi, lúc đầu ở chi dưới sau lan lên chi trên, đôi lúc có thể tê ở mặt, triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên (có tính chất đối xứng). Kèm theo bệnh nhân thấy yếu hoặc liệt tăng dần hai chân hoặc tứ chi, đi lại khó khăn, nhưng không rối loạn đại tiểu tiện. Đồng thời bệnh nhân thấy đau mình mẩy hoặc đau các bắp cơ, liệt dây VII ngoại biên (liệt mặt ngoại biên) hai bên (hai mắt nhắm không kín, không nhe răng hay thổi lửa được, ăn uống hay bị vãi), trường hợp nặng bệnh nhân thấy khó nuốt, uống nước sặc, kèm theo không ho khạc được, khó thở, rối loạn nhịp tim dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trên cần đưa ngay đến khám tại các chuyên khoa thần kinh hoặc khoa hồi sức cấp cứu để được điều trị kịp thời, giảm nguy cơ tử vong và di chứng.
Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định là chọc dò tủy sống, ghi điện cơ đồ. Đây là hai xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán xác định HC Guillain – Barré. Trong trường hợp điển hình, xét nghiệm dịch não tủy thấy tăng protein còn tế bào bình thường, tuy nhiên nếu protein bình thường ở giai đoạn đầu của bệnh cũng không loại trừ HC Guillain – Barré (cần làm lại lần hai); kết quả ghi điện cơ thấy hình ảnh giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh (chứng tỏ có tổn thương mất myelin). Ngoài ra bệnh nhân cần làm các xét nghiệm khác như công thức máu, sinh hóa máu, chụp phổi, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu…
Điều trị hội chứng Guillain – Barre
Bệnh nhân mắc hội chứng Guillain – Barre nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy hô hấp hoặc sặc phổi do rối loạn chức năng nuốt hoặc thậm chí có thể bị ngừng tim do tổn thương dây thần kinh chi phối tim. Mặc dù vậy, khi qua được giai đoạn nguy hiểm, đại đa số các trường hợp đều hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng – 1 năm, tuy nhiên khoảng 10% các trường hợp để lại di chứng về vận động hoặc cảm giác.
Bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt (2 tuần đầu) giúp cho hồi phục nhanh, nhất là trong những trường hợp nặng. Trong đó: Thay huyết tương : 4 – 6 đợt, mục đích làm giảm tự kháng thể (kháng thể do chính bản thân người bệnh sinh ra nhưng lại gây hủy myelin); Tiêm globulin miễn dịch (gamma globulin): gamma -globulin bao gồm các kháng thể lấy từ những người cho máu, có tác dụng chống lại tự kháng thể gây hủy myelin, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch; Hút đờm rãi, thở ôxy (đặt nội khí quản, thở máy nếu bệnh nhân có suy hô hấp); Nếu có liệt dây VII ngoại biên: cần che mắt bằng băng gạc vô khuẩn, nhỏ mắt bằng dung dịch nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để chống khô giác mạc gây loét giác mạc; Ngừng cho ăn bằng miệng, đặt ống thông dạ dày nếu có rối loạn nuốt; Điều trị dự phòng loét dạ dày tá tràng do cơ chế stress.
Đồng thời phải đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, dễ tiêu; Bù nước điện giải. Bên cạnh đó cần phải bổ sung vitamin nhóm B và thuốc giúp hồi phục bao myelin quanh dây thần kinh. Với những trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi do hít vào hoặc dự phòng viêm phổi do nằm lâu cần điều trị bằng kháng sinh. Dùng thuốc giảm đau trong trường hợp bệnh nhân có đau cơ. Ngoài ra, phải dùng các thuốc có tác dụng chống ứ trệ, viêm tắc tĩnh mạch nếu nằm lâu. Cần theo dõi sát số lượng tiểu cầu và đông máu cơ bản đề phòng nguy cơ chảy máu.
Qua giai đoạn cấp, bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng vận động tránh teo cơ cứng khớp, massage mặt (nếu có liệt mặt), thay đổi tư thế chống loét, vỗ rung phổi, tập thở…
Nguồn: Y Dược 365 (theo BS. Khúc Thị Nhẹn – Khoa Thần kinh, BV E – Hà Nội)