Bên cạnh nguyên nhân do stress, căng thẳng thần kinh, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều đến việc khởi phát những cơn đau ở người bị bệnh đau dạ dày (đau bao tử). Nếu người bị bệnh đau dạ dày tuân thủ theo một số nguyên tắc ăn uống sau sẽ giúp hạn chế sự xuất hiện những cơn đau và giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Tùy giai đoạn đau mà người bị bệnh đau dạ dày có chế độ ăn khác nhau
– Không ăn nhiều thịt và khoai tây
Hãy hạn chế tối đa việc ăn nhiều protein động vật với ngũ cốc hay các thực phẩm giàu tinh bột. Cơ thể sẽ phải sử dụng nhiều loại enzym khác nhau để bẻ gãy các protein trong thịt, ngũ cốc hay các thực phẩm giàu tinh bột.
Vì vậy, khi bạn ăn chúng cùng một lúc sẽ khiến cho dạ dày phải hoạt động hết công suất. Thay vì ăn canh thịt bò nấu khoai mỡ hãy thử ăn canh thịt bò nấu xu hào, cải bắp, cà rốt…
– Không ăn hoa quả sau bữa ăn
Hoa quả được xếp vào nhóm thực phẩm ăn nhanh.
Những người dị ứng với 1 số loại hoa quả nào đó thường là do họ ăn 2 – 3 loại hoa quả cùng một lúc sau bữa ăn. Những hoa quả này sẽ được trộn lẫn với các thực phẩm mà bạn đã trước đó và làm cho việc tiêu hóa bị chậm đi và nảy sinh những rắc rối liên quan đến hệ miễn dịch.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn hoa quả ít nhất nửa giờ sau bữa ăn hoặc tốt nhất là giữa 2 bữa ăn bởi nó không chỉ hạn chế những ảnh hưởng liên quan đến hệ tiêu hóa mà còn giúp lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định cao.
– Không vừa ăn vừa uống
Uống một cốc nước đầy nửa giờ trước bữa ăn sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn nhưng nếu vừa ăn vừa uống thì lại hoàn toàn không tốt.
Các chuyên gia dinh dưỡng giải thích: hoạt động nhai đã gửi tín hiệu lên não rằng thực phẩm đang được đưa vào cơ thể nhưng khi bạn uống một ngụm chất lỏng ngay sau đó thì cơ thể sẽ không kịp “hiểu chuyện gì đang xảy ra”, đồng thời các enzym tiêu hóa bị rửa trôi và kết quả là làm cho hệ tiêu hóa bị “rối loạn”.
Còn nếu bạn thực sự không thể bỏ thói quen vừa ăn vừa uống thì hãy uống một viên bổ sung các enzym tiêu hóa trước khi bước vào bữa ăn.
– Không uống đồ uống có ga
”Cácbonnat dưới dạng khí ảnh hưởng rất xấu tới các bộ phận cơ thể như: tim, gan và túi mật, chưa kể nó gây ra những bứt rứt, khó chịu ở vùng bụng.
Tùy giai đoạn đau mà có chế độ ăn khác nhau:
– Giai đoạn 1
Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng 1/3 – 1/2 ly (khoảng 100ml). Tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Sau từ 2 – 3 ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng năng lượng.
– Giai đoạn 2
Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, xúp… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần, nên ăn sáu bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mì, bánh quy; thịt, cá nghiền nát. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.
– Giai đoạn 3
Vẫn tiếp tục ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn.
Nguồn: BS Y Dược 365 (TH)