Nấm độc tán trắng
Mũ loại nấm này trắng toát (cũng có khi màu vàng ở giữa), hình bán cầu, mặt mũ nhẵn; cuống nấm hình trụ màu trắng; thịt nấm trắng, mềm. Nấm hay mọc trên đất rừng, cũng có khi mọc ven đường, bãi cỏ vào mùa xuân đến mùa thu. Đây cũng là loại nấm cực độc, đã gây ra nhiều vụ ngộ độc chết người tại VN. Tại Mỹ, loài nấm này được mệnh danh là “nàng tiên giết người” – bởi hình dáng “trong trắng” của nấm dễ khiến người ta lầm tưởng nó không độc.
Độc tố của hai loài nấm này là các amanitin (cyclopolypeptide), rất bền với nhiệt, thậm chí độc tính có thể tồn tại hơn 10 nămsau khi sấy khô. Amanitin có độc tính rất cao, chỉ một cây nấm là có thể gây chết một người trưởng thành. Đặc điểm tác dụng của độc tố amanitin là gâyhoại tử tế bào gan.
Nấm độc tán trắng hình trứng:
Nấm độc tán trắng hình trứng
Mũ nấm hình trứng, màu trắng; cuống nấm hình trụ tròn, phần gốc hình củ; thịt nấm màu trắng, hắc; thường mọc vào cuối xuân, đầu hè… Đây cũng là loại nấm cực độc, gây chết người.
Nấm độc xanh đen (nấm lục)
Nấm độc xanh đen (nấm lục)
Mũ nấm đầu tiên nằm trong bao chung có dạng trứng, màu trắng. Khi trưởng thành, mũ nâng lên và phá vỡ bao chung, mũ trở thành lồi phẳng. Màu sắc điển hình là màu lục ô liu, có khi màu vàng lục nhạt, nâu sáng hay xám tro. Mép mũ không có khía rõ, phiến nấm màu trắng có khi lấp lánh màu lục.
Nấm mọc đơn độc đôi khi thành cụm trên đất rừng và đồng bằng từ tháng 4 đến tháng 11. Thường phát triển mạnh vào mùa hè trong những ngày vừa mưa xong, ở trên đất cạnh những gốc cây bạch đàn ở Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh phú. Lúc còn tươi, nấm có mùi yếu, có hương của hoa hồng tàn; nhưng khi chụp nấm bắt đầu rữa thì nấm có mùi khó chịu.
Nấm chứa amanitin và phalloidin, cả hai chất này đều độc. Nấm rất độc đến mức chỉ ăn phải vài mg (0,001-0,005g) hoặc một miếng thể quả nấm to bằng đầu ngón tay là có thể làm chết một người lớn. Triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi ăn nấm 5-12 giờ: nôn mửa, đau quặn ở bụng, đi ỉa ra máu và mũi, nhiều mồ hôi, các triệu chứng mất Cl, K, Na, hạ đường huyết, thoái hoá mỡ ở gan, ức chế vài enzym và vòng Krebs.
Để cấp cứu, người ta truyền huyết thanh mặn có natribicarbonat, tăng cường chức năng của thận, uống kháng sinh để tránh bội nhiễm. Điều trị tiếp vitamin C, acid thioctic và coenzym A, NAD và vitamin B1.
Nấm ô phiến xanh:
Mũ nấm lúc nhỏ hình dạng cầu, lúc lớn hình bán cầu dẹp đến phẳng, có vảy nâu phủ trên mặt; thịt nấm dày, màu trắng; cuống nấm ở phần gốc phình ra hình củ, khi ta chạm tay vào thì cuống nấm chuyển sang màu hồng; chúng thường mọc vào mùa nóng ẩm, mọc đơn lẻ, hoặc từng cụm. Đây cũng là loại nấm độc dễ khiến người ta lầm tưởng.
Nấm Entoloma sinuatum:
Mũ nấm hình dạng nón; thịt nấm dày; cuống nấm hình trụ, ở phần gần cuống màu trắng có sắc thái nâu; nấm này thường mọc trên đất rừng, ven rừng vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu…
Nấm phiến đốm chuông:
Tên khoa học: Paneolus campanulatus (L.) Quél., thuộc họ Nấm mực – Coprinaceae.
Nấm thường yếu, có chân mảnh (3-8cm) màu xám. Mũ hình chuông tù, đường kính 2-3,5cm, màu da sơn dương, ở mép nhạt hơn, hơi dính. Các phiến có vân, màu xanh rồi đen; do các bào tử chín không đều tạo nên những vân khá sẫm. Nấm phiến đốm chuông có lớp thịt mỏng, màu da sơn dương. Thịt nấm phiến đốm chuông không mùi, chứa những chất độc gây ảo giác.
Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng.
Y Dược 365 (TH)