Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh lupus ban đỏ làm bùng phát bệnh đa số không phải là do yếu tố ngoại sinh. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể ảnh hưởng ở một vài bệnh nhân. Những yếu tố này bao gồm stress, một số loại thuốc, thay đổi nội tiết, ánh sáng, đặc biệt là tia cực tím trong ánh sáng mặt trời.
Những yếu tố làm bùng phát bệnh lupus ban đỏ đa số là yếu tố ngoại sinh
1. Stress
Có nhiều bệnh nhân họ quen và có kinh nghiệm bệnh sắp xảy ra có liên quan đến những loại stress hoặc giai đoạn khó khăn trong đời sống trong gia đình cũng như trong đời sống nghề nghiệp. Điều tế nhị là sự phối hợp này có tính khoa học. Thật ra, stresss là một phần trong cuộc sống của mỗi chúng ta và ngày nay hiếm có ai mà hoàn toàn hạnh phúc trong một thế giới hiện đại đầy nghịch lý. Mặt khác, bản thân bệnh cũng ảnh hưởng lên hoàn cảnh sống hàng ngày và góp phần vào khó khăn trong công việc hay trong đời sống xã hội. Đối với bệnh nhân bị lupus, vấn đề thường khó giải quyết. Thay đổi công việc bởi vì điều này thật khó khăn và stress có thể cải thiện điều kiện bệnh nhưng điều này không thể có được trước tiên.. Chọn lựa không thích hợp có thể làm nặng thêm tình trạng stresss.
2. Thuốc
Có một số thuốc được biết có thể làm khởi phát bệnh lupus. Những thuốc này là : sulfamide một số thuốc kháng sinh như pénicilline. Khó có thể phát hiện rõ sự kết hợp giữa hóa chất hay thức ăn và tỉ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu những chất này ở người bệnh.
3. Hormone
Sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến lupus. Người ta nhận thấy lupus ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ tuổi còn trẻ đang tuổi sinh sản. Lupus hiếm khi xảy ra ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Rõ ràng là sự thay đổi hormone khi mang thai và khi sanh có liên quan đến đợt bùng phát của bệnh. Chính vì thế, từ lâu, nhiều bác sĩ cho người bệnh lupus dùng thuốc ngừa thai hay những chất hỗ trợ sau mãn kinh.Tuy nhiên, những nghiên cứu được thực hiện cho thấy rằng thuốc viên ngừa thai cũng như những biện pháp điều trị hỗ trợ không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Ở một nhóm nhỏ bệnh nhân mang kháng thể kháng phospholipides cần thận trọng vì trong chừng mực nào đó œstrogènes có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối.
4. Ánh sáng cực tím (ánh sáng mặt trời)
Ánh sáng cực tím đã được biết từ nhiều năm nay có thể gây ra bùng phát bệnh lupus. Cơ chế của bệnh vẫ n chưa được biết rõ. Thật ra, không phải tất cả bệnh nhân nào cũng đều nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.Gần 50% bệnh nhân có tiền căn rõ rệt nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Thứ hai là, ở cùng một bệnh nhân mức độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời tùy thuộc vào giai đọan bệnh. Nhiều người trong giai đọan bệnh họat động rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Đặc biệt không thể nói trước được bệnh nhân nào có nguy cơ khi ra nắng, vì vậy phải cẩn thận. Việc sử dụng kem chống nắng được khuyến cáo. Điều quan trọng là nên tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím, đặc biệt là ban ngày.
5. Thực phẩm
Hiện nay chưa có tài liệu nào nói rằng ăn thức ăn này hay thức ăn khác làm xuất hiện bệnh lupus hay làm cho bệnh lupus nhẹ hơn. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cũng có thể giúp giảm bớt đi những tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh.
6. Chủng ngừa
Từ lâu, người ta tin rằng bệnh lupus bùng phát khi chủng ngừa. Thật ra hiếm có ca nào như vậy được báo cáo trong y văn. Từ những nghiên cứu rộng lớn, nghiên cứu tiền cứu cho thấy rằng chủng ngừa ở bệnh nhân bị lupus không có gì nguy hiểm, vả lại có hiệu quả. Trong chừng mực nào đó một vài điều trị ức chế miễn dịch có thể làm cho người bệnh nhạy cảm với nhiễm trùng. Ngày nay, người ta khuyên chủng ngừa một cách thường qui cho bệnh nhân bị lupus, kể cả những dạng nặng : chủng ngừa cúm, phế cầu,v.v.